Trước khi bắt đầu layout PCB thì chúng ta phải có một sơ đồ mạch nguyên lý chính xác và hoàn thiện. Một thiết kế PCB là một phiên bản của mạch nguyên lý, vì vậy thiết kế PCB chịu ảnh hưởng của mạch nguyên lý gốc.
Sơ đồ nguyên lý là dạng sơ đồ thể hiện một cách khái quát đến chi tiết cấu trúc của một thiết bi cụ thể
Các yêu cầu với mạch nguyên lý:
- Mạch nguyên lý rõ ràng, logic thì chắc chắn việc thiết kế mạch PCB sẽ rõ ràng hơn.
- Các phần điện tử quan trọng cần vẽ được vẽ một cách chính xác, các nhà thiết kế sẽ quan tâm tới chúng để đi dây trên PCB. Như việc đặt các tụ cạnh linh kiện mà chúng hỗ trợ (như lọc nguồn).
• Một vài lưu ý khi thiết kế mạch nguyên lý:
- Những điểm cùng ký hiệu sẽ cùng một điện thế. Trong mạch điện thực tế thì chúng sẽ được nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không nhất thiết phải nối với nhau.
- Những điểm giao nhau mà kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.
- Bạn cần phải hiểu rõ tên gọi, ký hiệu và ý nghĩa của các ký hiệu linh kiện trong các phần mềm thiêt kế.
- Sơ đồ nguyên lý thể hiện mối quan hệ về điện. Sơ đồ này không thể hiện cách sắp xếp hay cách lắp ráp các phần tử.
1. Yêu cầu bài toán
Xác định rõ yêu cầu của bài toán, chia đầu bài ra theo các đối tượng: ai, làm gì? Từ đó xác định rõ là làm thế nào.
Bài toán yêu cầu thiết kế mạch nguyên lý thì chúng ta phải tiến hành thiết kế sau đó vẽ trên máy tính. Trong công đoạn thiết kế, chúng ta cần bám sát nội dung yêu cầu của bài toán. Dựa trên các cơ sở kiến thức về điện tử như lý thuyết mạch, điện tử công suất,… chúng ta tiến hành các phương án để giải quyết bài toán được yêu cầu. Từ đó sử dụng các linh kiện, thiết bị điện tử để xây dựng và tiến hành vẽ mạch nguyên lý
.2. Thiết kế và vẽ trên máy tính
Sau khi có bản thiết kế thì tiến hành vẽ trên máy tính. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phần này là thiết kế được một mạch nguyên lý chính xác, logic, rõ ràng và thuận tiện cho việc hiệu chỉnh, sửa chữa khi cần thiết. Các công việc được thực hiện trong giai đoạn này như sau:
- Lựa chọn linh kiện cho bảng mạch
- Sắp xếp linh kiện và nối dây linh kiện
- Ghi các chú thích cần thiết trên bảng mạch
Các yêu cầu với mạch nguyên lý:
- Mạch nguyên lý rõ ràng, logic thì chắc chắn việc thiết kế mạch PCB sẽ rõ ràng hơn.
- Các phần điện tử quan trọng cần vẽ được vẽ một cách chính xác, các nhà thiết kế sẽ quan tâm tới chúng để đi dây trên PCB. Như việc đặt các tụ cạnh linh kiện mà chúng hỗ trợ (như lọc nguồn).
• Một vài lưu ý khi thiết kế mạch nguyên lý:
- Những điểm cùng ký hiệu sẽ cùng một điện thế. Trong mạch điện thực tế thì chúng sẽ được nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không nhất thiết phải nối với nhau.
- Những điểm giao nhau mà kết nối trong thực tế thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.
- Bạn cần phải hiểu rõ tên gọi, ký hiệu và ý nghĩa của các ký hiệu linh kiện trong các phần mềm thiêt kế.
- Sơ đồ nguyên lý thể hiện mối quan hệ về điện. Sơ đồ này không thể hiện cách sắp xếp hay cách lắp ráp các phần tử.
1. Yêu cầu bài toán
Xác định rõ yêu cầu của bài toán, chia đầu bài ra theo các đối tượng: ai, làm gì? Từ đó xác định rõ là làm thế nào.
Bài toán yêu cầu thiết kế mạch nguyên lý thì chúng ta phải tiến hành thiết kế sau đó vẽ trên máy tính. Trong công đoạn thiết kế, chúng ta cần bám sát nội dung yêu cầu của bài toán. Dựa trên các cơ sở kiến thức về điện tử như lý thuyết mạch, điện tử công suất,… chúng ta tiến hành các phương án để giải quyết bài toán được yêu cầu. Từ đó sử dụng các linh kiện, thiết bị điện tử để xây dựng và tiến hành vẽ mạch nguyên lý
.2. Thiết kế và vẽ trên máy tính
Sau khi có bản thiết kế thì tiến hành vẽ trên máy tính. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phần này là thiết kế được một mạch nguyên lý chính xác, logic, rõ ràng và thuận tiện cho việc hiệu chỉnh, sửa chữa khi cần thiết. Các công việc được thực hiện trong giai đoạn này như sau:
- Lựa chọn linh kiện cho bảng mạch
- Sắp xếp linh kiện và nối dây linh kiện
- Ghi các chú thích cần thiết trên bảng mạch