Home Thiết kế mạch

Môt số quy tắc khi thiết kế PCB layout

Một số quy tắc giúp việc sắp xếp linh kiện và đi dây dễ dàng và thuận tiện hơn.


• Tụ
- Đặt sát chân nguồn IC, cực dương và cực âm của tụ nối mass phải ngắn nhất có thể.
- Đặt và đi dây sao cho đảm bảo dòng điện phải đi từ nguồn qua tụ rồi mới vào đến chân nguồn của IC.
• Tín hiệu xung clock, thạch anh, ADC.
- Có 2 dây mass bảo vệ 2 bên, khoảng cách của dây mass đến dây tín hiệu là lớn hơn hoặc bằng 0,5mm.
- Dây hạn chế bị gấp khúc, càng ngắn và thẳng càng tốt.
- Trường hợp mạch nhiều lớp thì khoảng 20 - 30mm cần có 1 Via mass.
- Phía dưới bụng IC clock, thạch anh, RTC không được chạy dây qua ( bất kể là dây gì).
• Mạch nguồn vào
- Các tụ lọc nguồn sắp xếp theo thứ tự dung lượng tụ, càng nhỏ càng gần IC nguồn.
- Cần cách ly bộ nguồn và mạch tín hiệu
• Tín hiệu tốc độ cao
- Càng ngắn càng tốt.
- Có 2 dây mass bảo vệ 2 bên, khoảng cách của dây mass đến dây tín hiệu là lớn hơn hoặc bằng 0,5mm.
- 2 dây tín hiệu đi song song với nhau và không có gì chen giữa 2 dây tín hiệu (trường hợp 2 dây tín hiệu vd Rs232, Rs422..).
- Tín hiệu tốc độ rất cao thì độ dài 2 dây tín hiệu phải bằng nhau.
• Dây Reset
- Có 2 dây mass bảo vệ 2 bên, khoảng cách của dây mass đến dây tín hiệu là lớn hơn. hoặc bằng 0,5mm hoặc khoảng cách của dây Reset đến dây khác lớn hơn 2 lần độ lớn của đường dây.
• Dây nguồn
- Tùy theo độ lớn của dòng điện mà ta sử dụng dây nguồn lớn cỡ nào, nhưng luôn lớn hơn dây tín hiệu ít nhất 2 lần nhằm tránh sụt áp và đảm bảo dòng ổn định cho mạch hoạt động.
- Các linh kiện sử dụng tay để tác động như nút nhấn, jumper
- Đặt ở nơi dễ chạm tay đến, tránh đặt quá gần những linh kiện có độ cao lớn hơn hoặc nhỏ hơn 5mm, tốt nhất là lớn hơn 1mm.
• Không nên dùng chế độ đi dây tự động
- Chạy dây tự động sẽ làm sai lệch với sơ đồ nguyên lý của mạch, không đảm bảo yếu tố chống nhiễu, kích thước dây nguồn mass, return mass ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của board