Những nọi dung cơ bản khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001:
- ISO 9001:1987: Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:1994: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:2000: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- ISO 9001:2008: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- ISO 9001:2015: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Đây là phiên bản mới nhất hiện nay. Cốt lõi của phiên bản này là tập trung vào kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên yếu tố rủi ro. Hướng đến sự phất triển bền vững cho doanh nghiệp áp dụng nó.
Nội dung của các điều khoản ISO 9001:2015
Các yêu cẩu của tiêu chuẩn ISO 9001 dược nêu trong 7 điều khoản từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. Cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng: Điều khoản này thiết lập phạm vi mà tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể áp dụng trong QMS của bất kỳ doanh nghiệp nào.
2. Tài liệu viện dẫn: Yêu cầu sử dụng các tài liệu cần thiết trong việc áp dụng ISO 9001: 2015. Với tài liệu có năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Còn với tài liệu không rõ năm công bố thì áp dụng bản mới nhất.
3. Thuật ngữ và định nghĩa: Danh sách các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cùng định nghĩa kèm theo.
4. Bối cảnh của tổ chức: Xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm cùng phạm vi của QMS và những quá trình của nó.
5. Sự lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cùng cam kết về QMS. Đồng thời thiết lập và truyền đạt các chính sách chất lượng. Đảm bảo vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức được phân công và truyền đạt rõ ràng.
6. Hoạch định: Doanh nghiệp cần phải hoạch định các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội, mục tiêu chất lượng và các kế hoạch để đạt được chúng và những thay đổi liên quan đến QMS.
7. Hỗ trợ: Doanh nghiệp cần xác định rõ các nguồn lực được sử dụng trong việc xây dựng và triển khai QMS. Đảm bảo lựa chọn nhân viên có dủ năng lực và nhận thức để thực hiện các trao đổi thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cũng như quản lý và kiểm soát các thông tin dạng văn bản.
8. Điều hành: Doanh nghiệp cần triển khai QMS theo các kế hoạch, quy trình đã đươc hoạch định trước đó, Đảm bảo có các kế hoạch và quy trình kiểm soát phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đối với sản phẩm/ dịch vụ
9. Đánh giá kết quả hoạt động: Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá QMS. Tổ chức những cuộc đánh giá nội bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá này cũng phải đảm bảo có sự tham gia và xem xét của lãnh đạo.
10. Cải tiến: Doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn các cơ hội để cải tiến, thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp và liên tục cải tiến hệ thống QMS của mình.
Nội dung các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý chât lượng theo ISO. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình để đáp ứng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- ISO 9001:1987: Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:1994: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9001:2000: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- ISO 9001:2008: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- ISO 9001:2015: Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Đây là phiên bản mới nhất hiện nay. Cốt lõi của phiên bản này là tập trung vào kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên yếu tố rủi ro. Hướng đến sự phất triển bền vững cho doanh nghiệp áp dụng nó.
Nội dung của các điều khoản ISO 9001:2015
Các yêu cẩu của tiêu chuẩn ISO 9001 dược nêu trong 7 điều khoản từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. Cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng: Điều khoản này thiết lập phạm vi mà tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể áp dụng trong QMS của bất kỳ doanh nghiệp nào.
2. Tài liệu viện dẫn: Yêu cầu sử dụng các tài liệu cần thiết trong việc áp dụng ISO 9001: 2015. Với tài liệu có năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Còn với tài liệu không rõ năm công bố thì áp dụng bản mới nhất.
3. Thuật ngữ và định nghĩa: Danh sách các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cùng định nghĩa kèm theo.
4. Bối cảnh của tổ chức: Xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm cùng phạm vi của QMS và những quá trình của nó.
5. Sự lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cùng cam kết về QMS. Đồng thời thiết lập và truyền đạt các chính sách chất lượng. Đảm bảo vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức được phân công và truyền đạt rõ ràng.
6. Hoạch định: Doanh nghiệp cần phải hoạch định các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội, mục tiêu chất lượng và các kế hoạch để đạt được chúng và những thay đổi liên quan đến QMS.
7. Hỗ trợ: Doanh nghiệp cần xác định rõ các nguồn lực được sử dụng trong việc xây dựng và triển khai QMS. Đảm bảo lựa chọn nhân viên có dủ năng lực và nhận thức để thực hiện các trao đổi thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cũng như quản lý và kiểm soát các thông tin dạng văn bản.
8. Điều hành: Doanh nghiệp cần triển khai QMS theo các kế hoạch, quy trình đã đươc hoạch định trước đó, Đảm bảo có các kế hoạch và quy trình kiểm soát phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đối với sản phẩm/ dịch vụ
9. Đánh giá kết quả hoạt động: Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá QMS. Tổ chức những cuộc đánh giá nội bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá này cũng phải đảm bảo có sự tham gia và xem xét của lãnh đạo.
10. Cải tiến: Doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn các cơ hội để cải tiến, thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp và liên tục cải tiến hệ thống QMS của mình.
Nội dung các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý chât lượng theo ISO. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình để đáp ứng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
7 nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9001:2015
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều trường hợp thành công lẫn thất bại của rất nhiều Doanh nghiệp/Tổ chức trên toàn thế giới. Qua rất nhiều nghiên cứu thực tiễn, các chuyên gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cần được xem là nền tảng để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lượng trong thời đại hiện nay, đó là:
Nguyên tắc 1: Luôn hướng vào khách hàng
Nguyên tắc 2: Sự Lãnh đạo
Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi người
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Nguyên tắc 5: Cải tiến
Nguyên tắc 6: Đưa ra quyết dịnh dựa trên bằng chứng
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Bảy nguyên tắc quản lý chất lượng này được nêu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (TCVN 9001:2015) nhằm giúp cho Lãnh đạo của Doanh nghiệp/Tổ chức nắm vững phần hồn của ISO 9001:2015 và sử dụng để dẫn dắt Doanh nghiệp/Tổ chức đạt được những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2015 cho Doanh nghiệp/Tổ chức của mình.
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều trường hợp thành công lẫn thất bại của rất nhiều Doanh nghiệp/Tổ chức trên toàn thế giới. Qua rất nhiều nghiên cứu thực tiễn, các chuyên gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cần được xem là nền tảng để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lượng trong thời đại hiện nay, đó là:
Nguyên tắc 1: Luôn hướng vào khách hàng
Nguyên tắc 2: Sự Lãnh đạo
Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi người
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Nguyên tắc 5: Cải tiến
Nguyên tắc 6: Đưa ra quyết dịnh dựa trên bằng chứng
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Bảy nguyên tắc quản lý chất lượng này được nêu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (TCVN 9001:2015) nhằm giúp cho Lãnh đạo của Doanh nghiệp/Tổ chức nắm vững phần hồn của ISO 9001:2015 và sử dụng để dẫn dắt Doanh nghiệp/Tổ chức đạt được những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2015 cho Doanh nghiệp/Tổ chức của mình.
.